[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Nha Khoa KIM. Về thắc mắc “mọc răng khôn khi mang thai có nên nhổ không” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Mọc răng khôn khi mang thai có được nhổ không?
Nhổ răng số 8 khi đang mang thai là trường hợp được các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện. Trong giai đoạn đầu khi mang thai cơ thể phụ nữ thường rất nhạy cảm, bất cứ tác động nào đến răng miệng cũng đều có thể ảnh ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ – khi mà các cơ quan trong cơ thể bé đang phát triển và hoàn thiện dần.
Để nhổ răng khôn bạn phải trải qua những bước kiểm tra cần thiết như chụp phim X-Quang, thực hiện gây tê, uống thuốc giảm đau kháng viêm …Tất cả đều có hại cho sự phát triển của bé. Chưa kể đến các nguy cơ bệnh lý như nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ, không chỉ tác động xấu cho bé mà còn nguy hiểm cho chính bạn.
Mọc răng khôn khi mang bầu phải làm sao?
Nhiều bà mẹ, do quá đau nhức khi mọc răng khôn nên thường tự ý sử dụng các thuốc giảm đau. Điều đó hoàn toàn không nên bởi nếu sử dụng không đúng liều lượng, chỉ định sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Vậy mọc răng khôn khi mang thai phải làm sao? Bạn hãy đến trung tâm nha khoa sớm để bác sĩ thăm khám chu đáo. Dựa vào tình hình cụ thể mà bác sĩ có thể sẽ kê thuốc uống thuốc kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ mang thai để giảm đau nhức hiệu quả cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp giảm đau răng khôn khi mang thai như:
+ Dùng nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau tốt, tạm thời dứt cơn đau và bạn có thể dùng 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Và đừng quên ngậm nước muối khi răng bạn đảm bảo đã vệ sinh sạch sẽ.
+ Dùng lá lốt: Lá lốt có tác dụng ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lấy hai nắm cành và lá đem rửa sạch, sau đó sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối. Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối sẽ làm hạn chế cơn đau.
Răng khôn là gì?
Răng khôn là những chiếc răng được mọc sau cùng khi bạn đã trưởng thành. Người trưởng thành có 32 cái răng. Răng cối lớn thứ 3 thường được gọi là răng khôn, chúng thường là răng mọc sau cùng và nằm sâu trong miệng, đằng sau răng cối lớn thứ 2. Độ tuổi 17-25 là độ tuổi răng khôn thường hay mọc, nhưng có thể muộn hơn (do phát triển hay hoàn thiện ở độ trưởng thành nên được gọi là răng khôn – Wisdom teeth).
Tuy nhiên, khi mọc những chiếc răng này, có nhiều người cảm thấy đau nhức, thậm chí là hành sốt. Một người bình thường sẽ có 4 cái răng khôn (răng số 8) ở góc hàm. Đây là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng, là răng mọc cuối cùng thường ở độ tuổi 17- 25. Việc nhổ bỏ hay bảo tồn răng khôn là chủ đề còn gây nhiều tranh cãi trong giới nha khoa.
Tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm. Do mọc sau cùng, phía trước có răng số 7, phía sau có ngành lên xương hàm dưới nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc thẳng dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu, khó vệ sinh răng nên dẫn đến viêm nhiễm, sâu răng và đau tủy răng. Khi răng khôn húc vào răng số 7 thì gây đau, gây sưng lợi và viêm nhiễm vùng lợi quanh răng, viêm còn gây sốt. Những người có xương hàm rộng, răng khôn đủ chỗ mọc nên không bị đau, sốt.
*Xem thêm: biến chứng của nhổ răng khôn
Có nên nhổ răng khôn ở phòng khám tư
Bên cạnh những bệnh viện chuyên về nha khoa thì hiện nay các phòng khám tư, các trung tâm nha khoa cũng ra đời ngày càng nhiều do nhu cầu chăm sóc răng miệng của người dân. Tuy nhiên, chất lượng của điều trị cũng như thẩm mỹ răng là điều mà người bệnh quan tâm hàng đầu.
Việc lựa chọn một phòng khám tư để nhổ răng khôn đầu tiên phải quan tâm đến sự uy tín của phòng khám tư nhân. Có một thực tế là khi đi khám răng, mọi người thường hay truyền miệng nhau về những trung tâm uy tín, chất lượng tốt thông qua bạn bè, người thân. Chính những khách hàng thực tế này sẽ cho bạn biết lựa chọn địa chỉ nào thì bạn sẽ được phục vụ tốt, chữa bệnh hiệu quả, nhổ răng khôn an toàn và không nguy hiểm.
Bạn có thể nhổ răng khôn ở phòng khám tư nhưng tốt hơn bạn nên chọn một trung tâm lớn, uy tín với cơ sở vật chất chắc chắn được đầu tư đầy đủ với dụng cụ máy móc và công nghệ tân tiến. Đây sẽ là cơ sở đảm bảo an toàn cho quá trình nhổ răng của bạn bên cạnh đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Viêm chân răng hàm có phải nhổ răng không?” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:
1. Viêm chân răng hàm có phải nhổ răng không?
Răng hàm bị sâu nếu để lâu không điều trị sẽ biến chứng đến tủy và nướu. Nặng hơn là bệnh lan xuống tới chân răng, gây viêm chân răng hàm và từ từ phá hủy chân răng. Tiến triển nặng của bệnh là viêm dưới cuống răng.
Theo bạn mô tả, những biểu hiện bên ngoài từ lúc răng bị sâu gần như không khiến bạn thấy khó chịu, chỉ thỉnh thoảng bị nhức, chảy máu chân răng và răng lung lay.
Tuy nhiên, dẫu bệnh không biểu hiện ra bên ngoài thì vẫn “âm thầm” tiến triển mà bạn không nhận biết được. Cảm giác bị nhức phần chân răng cũng là một biểu hiện cho thấy bệnh đang phát triển bên trong.
Nhưng đây chỉ là phỏng đoán, bởi lẽ để khẳng định được chính xác cần được thăm khám cụ thể và tiến hành các phép thử để xem mức độ tổn thương của răng tới đâu. Chỉ khi đó bác sỹ mới biết phải hỗ trợ điều trị như thế nào cho bạn.
Thông thường, bệnh viêm chân răng hàm có thể chữa khỏi được tuy rằng sẽ rất khó. Bệnh càng nặng thì quá trình hỗ trợ điều trị càng phức tạp hơn. Song bác sỹ luôn cố gắng để chữa khỏi nếu có thể mà không chỉ định nhổ răng. Đặc biệt là với răng hàm là răng ở vị trí quan trọng, có chức năng ăn nhai chính nên chỉ định nhổ răng luôn được cân nhắc rất kỹ lưỡng.
>>Co nen nho rang ham bi sau khong
2. Cách hỗ trợ điều trị viêm chân răng hàm hiệu quả
Với tình trạng hiện tại của bạn, trước khi khắc phục viêm chân răng hàm, bác sĩ sẽ thực hiện nạo sạch vết sâu răng ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng lây lan rộng. Sau đó thực hiện lấy cao răng cả trên bề mặt răng và dưới nướu giúp loại bỏ các vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng lâu ngày.
Kết hợp kê đơn thuốc uống và thuốc bôi hỗ trợ điều trị khỏi bệnh. Kèm vào đó, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách thì viêm chân răng hàm mới không quay trở lại.
Trường hợp nhổ răng chỉ được bác sỹ chỉ định khi xét thấy mô cứng của răng đã bị phá hủy nặng, viêm tủy xuống đến cuống răng khiến răng không thể duy trì, hoặc giả nếu duy trì sẽ làm ảnh hưởng đến các răng kế cận và đến sức khỏe răng miệng.
Viêm chân răng gây cho bạn những cơn đau nhức, khiến răng lung lay và nếu không được hỗ trợ điều trị sớm sẽ dẫn đến hậu quả mất răng. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm nếu đến Nha khoa thăm khám. Bác sỹ sẽ biết phải hỗ trợ điều trị cho bạn như thế nào, có thể bảo tồn răng thật thì sẽ bảo tồn tới mức tối đa cho bạn.
Bài viết liên quan
1. Vì sao nên nhổ răng khôn?
Răng khôn (wisdom tooth) là chiếc răng cối lớn thứ 3 trên cung hàm. So với những chiếc răng cối lớn khác, răng khôn mọc trễ hơn rất nhiều. Nếu răng hàm bình thường mọc đầy đủ trong khoảng trẻ 24 – 30 tháng tuổi thì răng khôn mọc khi chúng ta đã qua tuổi 18.(Tìm hiểu rõ về răng khôn http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-tren-trong-cung/)
Thời điểm này, cung hàm đã gần như ổn định về cấu trúc và độ lớn, xương hàm cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày chắc nên khi răng khôn nhú lên sẽ gây cảm giác đau nhức rất khó chịu. Cơn đau có khi kéo dài trong nhiều ngày và lặp lại trong nhiều năm. Cơn đau này một phần ảnh hưởng đến việc nhổ răng khôn có đau không về sau này.
Bác sỹ Nha khoa cho biết, răng khôn hàm dưới có tỷ lệ mọc lệch và ngầm rất cao. Trục răng cũng có nhiều thế: chéo, xiên, đâm ngang, lệch gần, lệch xa, mọc ngược,… Điều này cũng chi phối mạnh mẽ đến việc nhổ răng khôn có đau không cho bệnh nhân.
Ngoài đau, răng khôn còn gây bám đọng thức ăn làm sâu răng, nhiễm trùng, sưng phồng nướu, tạo mủ,… Các triệu chứng kéo dài có thể phá hủy xương quanh răng và các răng bên cạnh. Đối với chiếc răng cối lớn thứ hai thì răng khôn thực sự là “mối hoảng sợ” bởi nó sát với răng khôn, bị răng khôn đâm, tựa vào. Trong khi răng cối lớn thứ 2 là chiếc răng hàm ăn nhai quan trọng.
Nguy hiểm hơn, với răng khôn mọc ngược vào trong, nang thân răng có thể tiếp tục phát triển và âm thầm tiến sâu vào xương hàm, khiến tiêu hủy và gãy xương hàm. Do những nguy cơ trên mà việc nhổ răng khôn là rất cần thiết. Nhưng liệu nhổ răng có đau không, nên xử trí thế nào trong trường hợp này?Nhổ răng hàm trong cùng http://nhorangkhon.net/nho-rang-ham-tren-trong-cung/.
2. Thực tế kỹ thuật nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn với kỹ thuật thông thường trước đây có thể gây ra một số đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, nỗi sợ hãi đó đã có thể được giải quyết với hệ thống gây tê hiện đại.
Hệ thống gây tê bao gồm các dạng tiêm, bôi, xịt, phù hợp với hầu hết mọi người, sẽ giúp bạn không hề có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng. Sau nhổ khoảng 24h, khi thuốc tê tan hết, cảm giác đau có thể vẫn còn, bác sỹ sẽ kê toa thuốc giảm đau giúp bạn dễ chịu hơn.
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng hàm có làm sao không?
>>Răng khôn mọc lệch có nguy hiểm: http://nhorangkhon.net/nho-rang-khon-moc-lech-co-nguy-hiem-khong/
Răng sâu tới tủy có cần phải nhổ hay không?
Tủy răng nằm trong buồng tủy bao gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh có chức năng cảm biến, tiếp nhận và phản hồi các kích thích từ bên ngoài đến răng nhưng vì một nguyên do nào đó mà tủy có thể bị viêm nhiễm. Khi sâu răng khiến tủy bị viêm có thể gây nên những cơn đau nhức dữ dội, nhói buốt đến tận óc.
Có hai trường hợp cơ bản cần phải điều trị tủy:
rang khon moc lech co nguy hiem khong? |
– Thứ nhất: Răng bị sâu nặng do vi khuẩn gây nên nhưng không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn lan dần và xâm lấn đến buống tủy, dần dần dẫn đến tình trạng tủy bị viêm. Khi đó, điều trị lấy tủy sẽ là biện pháp duy nhất để loại bỏ các mô tủy bị hoại tử, giúp giữ được răng mà không cần nhổ bỏ, tránh viêm nhiễm xương ổ răng.
– Thứ hai: Răng bị chấn thương nặng, mất nhiều mô răng làm lộ phần tủy trong buồng tủy ra. Khi đó tủy bị viêm nhiễm nặng nên cần được điều trị nội nha càng sớm càng tốt.
Răng sâu đến tủy có nên nhổ hay không sẽ dựa vào tình trạng cụ thể sau khi nha sỹ thăm khám. Bảo tồn chính là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị nha khoa bởi răng sau khi nhổ cần phải trồng răng giả sớm để đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai, nhưng xét cho cùng thì răng giả không thể so sánh được với răng thật về cảm giác ăn nhai. Do đó, răng sâu dẫn đến viêm tủy chỉ nhổ bỏ khi không thể tiến hành bảo tồn bằng biện pháp điều trị nội nha được nữa.
Xem thêm: Nho rang ham bao lau thi lanh
Khi răng sâu tới tủy, vết sâu quá nặng, phần thân răng bị vỡ gần hết không thể hàn trám hay bọc sứ, tủy bị áp xe thì việc nhổ bỏ răng sâu là điều cần thiết. Một khi tủy gây áp xe xương ổ răng thì nguy cơ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến các răng kế bên là không tránh khỏi.
Điều trị răng sâu tới tủy như thế nào?
Hiện nay, việc điều trị rút tủy diễn ra khá đơn giản và không gây ê nhức quá nhiều cho bệnh nhân với sự hỗ trợ của máy lấy tủy hiện đại Morira. Điều trị nội nha có thể được tiến hành sau một buổi hoặc 2-3 lần gặp nha sỹ, bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Nha sĩ khám tổng quát toàn bộ khoang miệng, nếu cần thiết sẽ tiến hành chụp phim X-quang cụ thể những răng bị sâu và đưa ra đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân cũng như trao đổi cách điều trị cụ thể với bệnh nhân.
+ Bước 2: Bác sĩ sử dụng lượng thuốc thích hợp gây tê cho răng. Thuốc tê sẽ có tác dụng trong vòng 2h, do đó trong khi lấy tủy bạn sẽ không có cảm giác đau nhức.
+ Bước 3: Bác sĩ sẽ sử dụng đế cao su ôm sát vào răng cần lấy tủy, cách ly răng ra khỏi nướu, khoang miệng, giúp răng cần điều trị luôn được ở trong trạng thái khô, sạch.
+ Bước 4: Bác sĩ dùng mũi khoan nha khoa chuyên dụng khoan một đường nhỏ trên răng thông xuống ống tủy để mở buồng tủy. Tủy bị viêm sẽ được làm sạch bằng hệ thống máy hút tủy hiện đại. Sau khi phần tủy hoại tử được làm sạch thì buông tủy rỗng sẽ được trám bít ống tủy vĩnh viễn bằng nhựa nha khoa chuyên dụng gutta percha.
Sau một vài ngày, bệnh nhân có thể được hàn trám hoặc bọc răng sứ để đảm bảo độ bền cho răng, hạn chế những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến răng.