[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
ただいまコメントを受けつけておりません。
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Nha Khoa KIM. Về thắc mắc “mọc răng khôn khi mang thai có nên nhổ không” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Mọc răng khôn khi mang thai có được nhổ không?
Nhổ răng số 8 khi đang mang thai là trường hợp được các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện. Trong giai đoạn đầu khi mang thai cơ thể phụ nữ thường rất nhạy cảm, bất cứ tác động nào đến răng miệng cũng đều có thể ảnh ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ – khi mà các cơ quan trong cơ thể bé đang phát triển và hoàn thiện dần.
Để nhổ răng khôn bạn phải trải qua những bước kiểm tra cần thiết như chụp phim X-Quang, thực hiện gây tê, uống thuốc giảm đau kháng viêm …Tất cả đều có hại cho sự phát triển của bé. Chưa kể đến các nguy cơ bệnh lý như nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ, không chỉ tác động xấu cho bé mà còn nguy hiểm cho chính bạn.
Mọc răng khôn khi mang bầu phải làm sao?
Nhiều bà mẹ, do quá đau nhức khi mọc răng khôn nên thường tự ý sử dụng các thuốc giảm đau. Điều đó hoàn toàn không nên bởi nếu sử dụng không đúng liều lượng, chỉ định sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Vậy mọc răng khôn khi mang thai phải làm sao? Bạn hãy đến trung tâm nha khoa sớm để bác sĩ thăm khám chu đáo. Dựa vào tình hình cụ thể mà bác sĩ có thể sẽ kê thuốc uống thuốc kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ mang thai để giảm đau nhức hiệu quả cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp giảm đau răng khôn khi mang thai như:
+ Dùng nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau tốt, tạm thời dứt cơn đau và bạn có thể dùng 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Và đừng quên ngậm nước muối khi răng bạn đảm bảo đã vệ sinh sạch sẽ.
+ Dùng lá lốt: Lá lốt có tác dụng ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lấy hai nắm cành và lá đem rửa sạch, sau đó sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối. Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối sẽ làm hạn chế cơn đau.